Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, mọi người đều đã quen thuộc với cụm từ “phát triển thương hiệu”, đâu đó lờ mờ cảm nhận được tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp trong dài hạn, nhưng để hiểu đúng và làm đúng lại là một hành trình mà nhiều chủ doanh nghiệp đã phải đánh đổi bằng những sai lầm, chi phí cả về nguồn lực và thời gian.
Trong nội dung bài viết này, tôi sẽ không đề cập quá nhiều về lý thuyết, kiểu dạng như: Thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu đến thành công của Doanh nghiệp,… Thay vào đó, tôi sẽ nêu ra 10 sai lầm phổ biến nhất của các doanh nghiệp ở mọi quy mô trong giai đoạn định hình và tìm kiếm cơ hội thị trường. Hy vọng bạn và doanh nghiệp của bạn sẽ đúc rút được những bài học cho riêng mình và sớm có được một tư duy đúng để triển khai xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả.
Sai lầm #1. Tập trung quá nhiều vào sản phẩm hoặc dịch vụ thay vì thương hiệu.
Sản phẩm tốt là tiền đề cho một thương hiệu thành công. Không có gì phải nghi ngờ về điều đấy! Thật tuyệt vời khi chúng ta phát triển được một sản phẩm, dịch vụ tốt, vượt trội so với thị trường. Nhưng, việc có sản phẩm tốt không đồng nghĩa với việc có một thương hiệu thành công. Và đây chính là sai lầm về mặt nhận thức mà nhiều doanh nghiệp nhỏ mắc phải.
Bản chất của thương hiệu không chỉ là sản phẩm hoặc dịch vụ đang được cung cấp. Nó là tổng thể các cảm nhận mà người tiêu dùng có về doanh nghiệp hoặc sản phẩm. Nói một cách nôm na, thương hiệu bao trùm nhiều các thành tố, mắt xích khác nhau và sản phẩm/dịch vụ chỉ là một thành tố đầu tiên trong chuỗi mắt xích đó.
Chính vì vậy, việc tập trung quá nhiều vào sản phẩm hoặc dịch vụ mà bỏ quên các thành tố khác là sai lầm đầu tiên mà tôi muốn đề cập trong bài viết này.
Sai lầm #2: Không xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu
Trong quá trình tư vấn, không ít lần chúng tôi nhận được sự lúng túng của từ phía Doanh nghiệp khi trả lời câu hỏi: Ai là đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu?
Không xác định rõ đối tượng mục tiêu có thể dẫn đến các chiến lược tiếp thị và truyền thông lan man, thiếu trọng tâm và không hiệu quả.
Một doanh nghiệp không hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình có thể làm lãng phí nguồn lực khi cố gắng tiếp cận sai đối tượng hoặc bỏ lỡ cơ hội để ghi điểm với những đối tượng phù hợp. Đối với một doanh nghiệp nhỏ, “ít đạn” (ám chỉ ngân sách eo hẹp) thì việc ngắm chuẩn, bắn trúng là cực kỳ quan trọng.
Sai lầm #3: Không xác định được giá trị độc nhất (UVP – Unique value proposition)
Giá trị độc nhất (UVP) là một tuyên ngôn rõ ràng về lợi ích nổi trội mà thương hiệu cung cấp cho khách hàng mục tiêu thông qua sản phẩm/dịch vụ. Nó giúp trả lời cho câu hỏi: Tại sao khách hàng nên lựa chọn thương hiệu của chúng ta thay vì của đối thủ cạnh tranh?. Nếu không có UVP, thương hiệu có nguy cơ “bão hòa” với các đối thủ cạnh tranh và thiếu nổi bật trên thị trường.
Nói cách khác, UVP giúp phân biệt thương hiệu của bạn với đối thủ và cung cấp lý do thuyết phục để khách hàng lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Sai lầm #4: Thương hiệu thiếu nhất quán
Thoạt nghe có thể nhiều người cho rằng đây chỉ là vấn đề của những doanh nghiệp nhỏ, thiếu nguồn lực, nhưng bản thân tôi đã nhận được không ít những phản hồi từ phía các doanh nghiệp quy mô lớn bày tỏ về việc các đơn vị thành viên, thương hiệu con, thương hiệu liên kết, đối tác dùng sai hoặc sử dụng hình ảnh của thương hiệu một cách tùy tiện, thiếu đồng bộ.
Tính nhất quán của thương hiệu là rất quan trọng để xây dựng nên một bản sắc thương hiệu mạnh và dễ nhận biết. Một thương hiệu thiếu nhất quán có thể gây ra sự nhầm lẫn, giảm uy tín, làm loãng đi sức mạnh và cuối cùng có thể tổn hại đến giá trị của thương hiệu.
Ngược lại, nếu một thương hiệu đảm bảo tính nhất quán trên mọi điểm tiếp xúc (website, các tài liệu truyền thông, tài liệu tiếp thị, bao bì, v.v.) sẽ tạo ra cảm giác uy tín, đáng tin cậy. Nó giúp củng cố các giá trị, sứ mệnh và giá trị độc nhất (UVP) của thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Sai lầm #5: Bỏ qua bước Nghiên cứu thị trường
Không tiến hành nghiên cứu thị trường có thể là một sai lầm nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ trong quá trình xây dựng thương hiệu. Nghiên cứu thị trường cung cấp những dữ liệu có giá trị về nhu cầu, sở thích, hành vi và xu hướng của khách hàng, những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh,… Những thông tin đó là đầu vào quan trọng giúp hoạch định và xây dựng chiến lược phát triển của thương hiệu trong ngắn hạn & dài hạn.
Một lầm tưởng thứ hai trong việc Nghiên cứu thị trường đó là câu chuyện về Chi phí thực hiện. Phần đông chúng ta cho rằng Nghiên cứu thị trường là đắt đỏ và chỉ phù hợp với những Doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính dồi dào. Tư duy như vậy không sai – nhưng chưa đủ. Theo tôi, việc Nghiên cứu thị trường có thể tiến hành dưới nhiều cách thức và quy mô khác nhau, và nó nên được tiến hành thường xuyên có thể bằng nguồn lực nội bộ (dưới hình thức Nghiên cứu tại bàn – Desk Research) hoặc mua/tham khảo từ các Nghiên cứu có sẵn. Càng nhiều thông tin có giá trị càng giúp chúng ta đưa ra những quyết sách tối ưu hơn, khách quan hơn và tỷ lệ thành công cũng sẽ cao hơn.
Mibrand Vietnam – Agency về nghiên cứu thị trường & tư vấn phát triển, định giá thương hiệu.
- Trụ sở tại Hà Nội và 8 trạm nghiên cứu thực địa trên các thành phố lớn tại Việt Nam.
- Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn cho các thương hiệu quốc tế và nội địa.
- Sở hữu các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và phát triển thương hiệu: Ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Lại Tiến Mạnh, ông Alex Haigh…
- Hàng năm, Mibrand cùng Brand Finance công bố top 50 thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam.
Thông tin liên hệ tìm hiểu dịch vụ tư vấn phát triển & định giá thương hiệu.
- Mr Mạnh 0902.598.228 – Email: Tienmanh.lai@mibrand.vn
- Mr Quân 0988.850.124 – Email: quan.tran@mibrand.vn