Là một tổ chức tư vấn trong lĩnh vực truyền thông và phát triển thương hiệu, chúng tôi thấy rằng việc xây dựng thương hiệu trong ngành giáo dục không chỉ đơn thuần là có một logo đẹp hay là viết một câu slogan hấp dẫn. Cần phải đi sâu vào phân tích và hiểu rõ về giá trị cốt lõi của tổ chức, mục tiêu đào tạo, phong cách giảng dạy, triết lý giáo dục và những ưu điểm nổi trội so với các đối thủ cạnh tranh khác để định vị chính bản thân mình.
Để thành công trong việc phát triển thương hiệu, các tổ chức giáo dục cần có một chiến lược toàn diện và nhất quán. Đầu tiên, việc nắm bắt xu hướng và nhu cầu của thị trường là vô cùng quan trọng. Từ việc tìm hiểu những yêu cầu mới của phụ huynh và học sinh, nhận diện các xu hướng giáo dục mới như phương pháp giảng dạy sáng tạo, học tập trực tuyến hay chú trọng phát triển kỹ năng mềm, thông qua những thông tin nghiên cứu đó, các trường có thể tạo ra những chương trình giáo dục độc đáo và mang đậm bản sắc cho riêng mình. Hiện nay có thể dễ dàng nhận thấy một số những xu hướng nổi bật như quốc tế hóa giáo dục, sự bùng nổ của mô hình giáo dục liên cấp hay là sự chú trọng đầu tư vào các yếu tố dịch vụ, trải nghiệm học đường (bếp ăn, xe tuyến, đồng phục,…) đang là những xu hướng mới và có tác động lớn đến quyết định lựa chọn môi trường giáo dục của cha mẹ học sinh.
Một nội dung quan trọng thứ hai mà chúng tôi muốn đề cập chính là việc xác định và thể hiện đúng những giá trị cốt lõi mà tổ chức giáo dục theo đuổi. Rất nhiều tổ chức giáo dục hiện nay đã có những phương châm hay triết lý riêng, nhưng để mang những phương châm, triết lý đó vào thực tế cho học sinh và phụ huynh cảm nhận được lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Chúng ta đa phần mới chỉ dừng lại ở một câu khẩu hiệu chứ chưa có những hành động hoặc quyết tâm đủ để biến phương châm đó trở thành nhận diện riêng hay bản sắc đặc trưng của trường. Một ví dụ tiêu biểu cho thương hiệu trường có triết lý giáo dục sâu sắc chính là hệ thống trường liên cấp Tuệ Đức với định hướng tập trung vào việc phát triển nhân cách và đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa và dự án xã hội. Trường Tuệ Đức thường xuyên tổ chức các hoạt động tình nguyện để học sinh được tham gia vào các dự án có ý nghĩa, thông qua đó học sinh có thể tìm hiểu, gắn kết với cộng đồng, phát triển lòng nhân ái và tăng cường ý thức trách nhiệm. Bên cạnh đó, các bài học về lòng biết ơn, tôn trọng, trung thực và tình yêu thương được tích hợp vào các hoạt động giảng dạy trên lớp, từ đó hình ảnh thương hiệu Tuệ Đức sẽ được xây dựng và củng cố vững chắc theo thời gian trong tâm trí và cảm nhận của phụ hunh học sinh.
Kết nối mạng lưới và đối tác cũng là một yếu tố quan trọng tiếp theo trong việc phát triển thương hiệu giáo dục. Hợp tác với các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, và các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn đem lại nhiều giá trị lợi ích cho học sinh và phụ huynh. Một ví dụ tiêu biểu cho việc kết nối mạng lưới đối tác chính là hệ thống trường của IGC được thiết lập liên kết với các tổ chức quốc tế uy tín như Cambridge Assessment, TEDed, National Geographic Learning,… qua đó cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm đa dạng cho học sinh, từ đó tạo ra giá trị thực tế và xây dựng các nền tảng kỹ năng thiết yếu cho học sinh thời hội nhập.
Yếu tố cuối cùng mà chúng ta cần lưu ý ở đây chính là yếu tố Công nghệ. Trong thời đại số hóa ngày nay, các tổ chức giáo dục cần sử dụng đa dạng các kênh truyền thông và tích hợp nhiều nền tảng kỹ thuật số để tương tác và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Hệ thống trường Newton, Wellspring,… đã sử dụng mạng xã hội và ứng dụng di động để chia sẻ thông tin, tạo cộng đồng và tương tác với học sinh và phụ huynh, qua đó tăng cường trải nghiệm và lắng nghe ý kiến phản hồi liên tục để có những điều chỉnh và cải thiện theo đúng nhu cầu thực tế.
Tóm lại, việc phát triển thương hiệu trong ngành giáo dục tại Việt Nam đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược và quyết tâm thực hiện một cách bền bỉ trong dài hạn. Các tổ chức giáo dục nói chung, đặc biệt là các hệ thống trường liên cấp, cần hiểu rõ về thị trường, xác định giá trị cốt lõi và áp dụng những phương pháp hiệu quả để tạo dựng một hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, nổi bật và nhất quán. Chỉ khi thực hiện đúng chiến lược và tận dụng những yếu tố quan trọng như đa dạng hóa chương trình giảng dạy, tập trung vào trải nghiệm học tập, kết nối mạng lưới đối tác và sử dụng công nghệ hiện đại, các tổ chức giáo dục mới có thể tiếp cận và tạo dựng lòng tin trong lòng các bậc phụ huynh, đồng thời duy trì sự cạnh tranh trong thị trường giáo dục ngày càng cạnh tranh này.
Mibrand Vietnam – Agency về nghiên cứu thị trường & tư vấn phát triển, định giá thương hiệu.
- Trụ sở tại Hà Nội và 8 trạm nghiên cứu thực địa trên các thành phố lớn tại Việt Nam.
- Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn cho các thương hiệu quốc tế và nội địa.
- Sở hữu các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn và phát triển thương hiệu: Ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Lại Tiến Mạnh, ông Alex Haigh…
- Hàng năm, Mibrand cùng Brand Finance công bố top 50 thương hiệu có giá trị lớn nhất Việt Nam.
Thông tin liên hệ tìm hiểu dịch vụ tư vấn phát triển & định giá thương hiệu.
- Mr Mạnh 0902.598.228 – Email: Tienmanh.lai@mibrand.vn
- Mr Quân 0988.850.124 – Email: quan.tran@mibrand.vn
Bìa: Dự án tư vấn tái định vị thương hiệu Ban Mai School – Mibrand Vietnam