Sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng

Nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng 2021

Sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng

Banking Brand Beat Score 2019

Ngày nay, hơn bao giờ hết, khả năng tối đa hóa lòng trung thành của khách hàng là rất quan trọng đối với sự phát triển của các ngân hàng bán lẻ. Khi các ngân hàng cố gắng đạt được sự tăng trưởng bền vững về mặt doanh số và thị phần, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cách các ngân hàng tương tác với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của họ. Theo truyền thống, các ngân hàng đã phát triển thông qua một chiến lược Marketing – Bán hàng tích hợp & phát triển mang lưới chi nhánh, PGD, ATM nhằm giành được khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ. Tuy nhiên, chiến lược đó hiện nay không còn đủ nữa, vì nó không những không tạo ra sự tăng trưởng tự nhiên cho các ngân hàng mà còn bị phụ thuộc quá lớn vào việc quảng cáo, bán hàng với mức ngân sách chi tiêu không nhỏ.

Để thu hút khách hàng mới cũng như xây dựng lòng trung thành của khách hàng mạnh mẽ hơn, việc đầu tiên các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn vào việc thấu hiểu nhận thức & nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng về sản phẩm – dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp để từ đó phát triển & hoàn thiện các sản phẩm – dịch vụ, nâng cao nhận thức (cái khách hàng biết đến & thực sự hiểu) của khách hàng cũng như “chạm” tới các nhu cầu ẩn sâu (cái khách hàng thực sự cần) của họ.

Theo Báo cáo nghiên cứu Hành vi & thói quen sử dụng sản phẩm ngân hàng (Banking Product U&A Report) năm 2021 của công ty nghiên cứu thị trường Mibrand dựa trên khảo sát 600 người tiêu dùng tại Hà Nội & TP.HCM, mức độ nhận biết & sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người tiêu dùng đang đạt ngưỡng khá cao ở các sản phẩm truyền thống & cơ bản như Tài khoản ngân hàng cá nhân, Thẻ ATM / thẻ ghi nợ & E-Banking (bao gồm Internet Banking & Mobile Banking).

 

Điều này cho thấy các ngân hàng thực hiện nhiều chiến lược truyền thông và chính sách ưu đãi cho người sử dụng nhằm tăng nhu cầu mở tài khoản, mở thẻ ATM, gia tăng lượt tải & sử dụng E-Banking, đặc biệt là Mobile Banking. Tuy nhiên, mức độ sử dụng thẻ ATM (thẻ ghi nợ) đang có xu hướng giảm dần do nhu cầu rút tiền mặt đang ít dần và các cây ATM hiện đại đã có các công nghệ hỗ tợ rút tiền mà không cần thẻ, tiêu biểu như hệ thống Livebank của TPBank hay mới gần đây nhất là SmartBank của MB.

Rút tiền bằng QRCode, Vân tay & Nhận diện khuôn mặt

Các sản phẩm mà trước đây hầu như ít nhận được sự quan tâm như Nạp thẻ điện thoại & Thanh toán các hóa đơn điện nước đang dần trở nên phổ biến hơn với khách hàng. Trong khi đó, các sản phẩm như Gửi tiết kiệm, thẻ tín dụng (Credit) vẫn đang còn giới hạn (Gần 90% người biết đến nhưng số người biết và sử dụng chỉ đạt khoảng 50%). Điều này cho thấy rằng khách hàng vẫn không cởi mở sử dụng sản phẩm này dù nhận biết rộng rãi.

Với sản phẩm Bảo hiểm & Vay, tỉ lệ nhận biết của 2 sản phẩm này khá nhất quán (64-65%), tuy nhiên mức độ sử dụng của sản phẩm Vay khá thấp (khoảng 7%) trong khi Bảo hiểm đạt 17%. Tương tự đối với sản phẩm Đầu tư, mặc dù nhu cầu đầu tư của nhóm khách hàng trung tuổi khá tiềm năng, tuy nhiên cả nhận biết & sử dụng các sản phẩm Đầu tư của ngân hàng đang còn hạn chế.

Mặc dù mức độ sử dụng sản phẩm Thẻ tín dụng, Gửi tiết kiệm, Đầu tư còn thấp tuy nhiên đây lại là những sản phẩm có tiềm năng phát triển tốt nhất. Điều này được thể hiện ở số lượng người đang có nhu cầu & sẽ cân nhắc sử dụng trong tương lai chiếm khá cao. Đặc biệt, Thẻ tín dụng đang là một công cụ thanh toán không thể thiếu trong tương lai của nhiều khách hàng nhờ những chính sách điều chỉnh cho việc mở thẻ ngày càng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn và khách hàng ngày càng được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi thanh toán.

Trong số những người biết đến Thẻ tín dụng nhưng chưa sử dụng, có 34% người cho rằng họ sẽ dự định sử dụng thẻ tín dụng trong tương lai (chỉ 1% từ chối không sử dụng). Các ngân hàng cần có nhiều biện pháp thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định sử dụng này nhanh hơn thông qua việc phát triển các sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng hơn hướng đến nhiều đối tượng khách hàng  (sinh viên, người có mức thu nhập trung bình thấp, người nước ngoài sống tại Việt Nam,…) và phục vụ các hành vi tiêu dùng cụ thể kèm theo các ưu đãi riêng biệt (mua sắm Online, đi siêu thị,…)

Trái ngược với sản phẩm thẻ và E-banking đang nhận được phản ứng tích cực từ phía người tiêu dùng, sản phẩm vay và bảo hiểm của ngân hàng đang có tỉ lệ từ chối cao.

Hơn 60% người trả lời khảo sát có biết đến 2 sản phẩm này nhưng mức độ sử dụng lại khá thấp. Chỉ có 7% người lựa chọn vay tại ngân hàng, một con số khiêm tốn bằng 1/9 lượng người biết đến. Trong khi đó, nhu cầu vay hiện nay đang là khá nhiều nhưng nhiều người tiêu dùng không chọn vay tại ngân hàng. Dường như khách hàng đang có thành kiến chưa tốt về sản phẩm này của ngân hàng. Việc này có thể đến từ định kiến lãi ngân hàng cao, thủ tục lại phức tạp và thời gian phê duyệt lâu hơn các nguồn vay khác, cũng có thể do “Tâm lí mang nợ” khiến họ dè dặt trong suy nghĩ tìm đến ngân hàng khi cần nguồn tài chính hỗ trợ.

Bên cạnh đó, hiện nay việc vay thế chấp của ngân hàng có gắn điều kiện đi kèm mua bảo hiểm. Mặc dù việc mua bảo hiểm này là nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng khi giá trị của tài sản đảm bảo biến động tuy nhiên một số người tiêu dùng không hài lòng việc này và cho rằng họ đang bị “ép mua bảo hiểm” mới được giải ngân trong tình trạng rất cần tiền. Theo họ, dịch vụ bảo hiểm này cũng không đem lại lợi ích hay giá trị bảo vệ cụ thể nên thường ngay sau khi trả hết vay, họ cũng kết thúc hợp đồng bảo hiểm.

Đối mặt với một thị trường mà thói quen & hành vi khách hàng đã thay đổi đòi hỏi các ngân hàng cần phải nghiên cứu khách hàng kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào về việc cải tiến hay phát triển sản phẩm, đặc biệt là khi tung ra các sản phẩm mới thay vì tự đưa ra những sản phẩm mà mình cho là tốt nhất đôi khi lại không phải thứ khách hàng cần.

Để hiểu sâu hơn thói quen, hành vi & nhu cầu sử dụng các sản phẩm – dịch vụ ngân hàng cụ thể nhằm đưa ra được các giải pháp R&D sản phẩm phù hợp nhất, các ngân hàng có thể đăng ký nhận báo cáo nghiên cứu thị trường của Mibrand / đặt hàng báo cáo chuyên sâu riêng tại: [link dẫn về Website]

Hoặc thương hiệu có thể thảo luận trực tiếp với chuyên gia Mibrand về báo cáo trên Fanpage chính thức http://bit.ly/chat-with-mibrand [Link dẫn về Fanpage Chat Box]

Liên hệ nghiên cứu

CẦN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
CHO THƯƠNG HIỆU NGAY HÔM NAY?

Liên hệ theo hotline để nhận tư vấn nghiên cứu từ các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi.
Scroll to Top

Đăng kí để tải tài liệu

Cảm ơn bạn, link tải tự động sau 3s!